Tình trạng ngộ độc thực phẩm, hay rối loạn tiêu hóa hay xảy ra trong dịp Tết bởi vì thức ăn mọi người thường nấu nhiều quá, còn nhiều thức ăn thừa nên có thói quen để lại đến hôm sau sẽ ăn tiếp.
Hơn nữa, có thể bạn mua phải thực phẩm kém chất lượng, quá hạn… nên khi ăn bị ngộ độc.
Dưới đây là 10 loại thực phẩm mà bạn cần chú ý khi ăn uống vào ngày tết để tránh ngộ độc thực phẩm:
- Ngộ độc rượu, bia
Ngộ độc rượu không chỉ gây tử vong mà còn gây nhiều biến chứng cho sức khỏe. Nếu bị ngộ độc ethanol, bệnh nhân hôn mê sâu, hạ đường huyết, tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim và xa hơn là tàn phá gan. Nếu uống phải rượu pha từ cồn công nghiệp hoặc rượu có hàm lượng methanol cao từ 0,05% trở lên có thể bị mù mắt hoặc tử vong.
- Giò chả chứa hàn the
Sử dụng hàn the và một số loại hóa chất để giò chả trông ngon hơn và khi ăn có độ dai nhất định. Tuy nhiên, hàn the lại là chất nguy hiểm cho cơ thể con người, không tác dụng trực tiếp như thủy ngân hay thạch tín nhưng nếu xâm nhập vào người với liều lượng cao có thể gây ra ngộ độc cấp. Nếu chúng tích tụ lâu dài sẽ gây ra ngộ độc gan hoặc thận.
- Thịt gia cầm
Thịt gia cầm như thịt gà và thịt bò dễ bị nhiễm khuẩn Salmonella và Staphylococcus. Vì vậy, tốt nhất là ăn thịt đã được nấu chín kỹ.
- Nem chua chứa ký sinh trùng
Do được làm từ thịt sống nên nem chua rất dễ chứa ấu trùng sán lợn. Kén sán có thể làm ổ trong mắt hoặc ký sinh ở cơ tim gây rối loạn tim mạch, suy tim. Chúng cũng có thể làm ổ ở não gây ra các biểu hiện khác nhau từ động kinh, rối loạn tâm thần, giảm trí nhớ, thậm chí là tử vong.
- Rau xanh
Một số loại rau như bắp cải, sà lách, rau diếp… dễ bị nhiễm bùn, nước bẩn và vi khuẩn. Vì vậy, bạn nên rửa sạch trước khi chế biến và nấu chín trước khi ăn.
- Măng ngâm hóa chất
Đối với măng tươi, độc tố cyanide tự nhiên có trong măng dưới tác động của enzym tiêu hóa sẽ biến thành chất gây hại cho cơ thể như khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật, ngừng thở, nặng hơn là tử vong.
Còn với măng khô thì khả năng ngộ độc còn cao hơn. Do để chống ẩm mốc, tạo màu vàng đẹp mắt nên chúng thường được ngâm hóa chất như lưu huỳnh, rất hại cho sức khỏe và không được phép dùng cho đồ ăn. Triệu chứng ngộ độc cấp chỉ là ngạt mũi, chảy nước mắt, đau đầu nhưng nặng hơn có thể nhiễm độc máu, ngấm thời gian dài có thể gây ra nguy cơ ung thư.
- Khoai tâyKhoai tây tươi được nấu chín đúng cách sẽ không gây bệnh tật. Khoai tây được trồng dưới bùn và cần được rửa sạch trước khi chế biến. Không ăn salad khoai tây vì chúng có thể gây nhiễm trùng chéo.
- Cà chua
Cà chua nếu bảo quản trong một thời gian dài bên ngoài có thể dễ bị hư hỏng. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm. Để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và nhân lên, hãy rửa cà chua dưới nước. Nấu chín trước khi ăn thay vì ăn sống.
- Giá đỗ, rau mầm
Giá đỗ và các loại rau mầm là nhóm thực phẩm rất lành mạnh cho sức khỏe, tuy nhiên do phát triển trong điều kiện ấm, ẩm ướt chứa nhiều vi khuẩn. Vì vậy, những người có hệ miễn dịch và đường tiêu hóa yếu không nên sử dụng loại thực phẩm này.
- Hoa quả sấy có chất bảo quản
Các loại hoa quả sấy khô rất được ưa chuộng trong những ngày Tết. Người ta thường sử dụng màu nhuộm để chúng trông được hấp dẫn hơn. Ngoài ra, để hoa quả sấy để được lâu thì họ cũng sử dụng thêm chất bảo quản. Đây đều là những chất gây nguy hại cho hệ thần kinh, lâu dài có thể gây ra ung thư.
Các tác nhân gây bệnh có thể tìm thấy trong tất cả các loại thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ chúng hàng ngày không chỉ riêng dịp Tết. Bạn nên nấu và ăn chín thực phẩm có thể tiêu diệt hầu hết các mầm bệnh, vì vậy cách tốt nhất để tránh ngộ độc thực phẩm là không nên ăn thực phẩm sống. Ngoài ra bạn có thể sử dụng sản phẩm Vị linh tán để đào thải chất có hại ra khỏi cơ thể khi bạn có triệu chứng: nôn, ói, đau bụng, tiêu chảy,…
Đón Tết trong niềm vui hân hoan mà không lo âu, phiền muộn, bạn cần biết mình nên làm gì để bảo vệ bản thân và gia đình mình một cách an toàn.